$859
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của missbet. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ missbet.Cứ nhìn vào những con số cũng như diễn biến trên thị trường sẽ thấy rõ điều này. Về lượng, xuất khẩu gạo năm 2024 lập kỷ lục với 9,18 triệu tấn, trị giá gần 5,8 tỉ USD, tăng lần lượt 12% và 23% so với năm 2023. Về thị trường, nhiều nước khó tính vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng cao. Chỉ là ta vẫn cứ chăm chăm vào các thị trường truyền thống, dễ tính hơn, nên khi thị trường này hắt hơi, ta lại ốm nặng. Philippines, bạn hàng lớn nhất của VN, sau khi đã tích đủ gạo dự trữ từ năm ngoái thì sang năm nay áp dụng chiến lược chờ giá xuống đáy mới mua vào. Vì thế, so với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gạo tháng 1/2025 của VN sang Philippines đã giảm 35,5%... Xuất khẩu giảm kéo theo giá lúa gạo ở thị trường nội địa giảm sâu, cũng là điều dễ hiểu.Nhìn hiện tại, nhớ về mấy năm trước, khi gạo Việt được vinh danh ngon nhất thế giới. Song song đó, chúng ta cũng đã hé mở cánh cửa nhiều thị trường khó tính như Nhật, EU, ký kết hàng chục hiệp định thương mại tự do (FTA)... Rồi đề án 1 triệu héc ta lúa xanh được phê duyệt đưa VN trở thành quốc gia có chương trình sản xuất lúa giảm phát thải quy mô lớn nhất thế giới từ trước đến nay. Cứ tưởng ngành lúa gạo nhân cơ hội đấy, nền tảng ấy sẽ tái cơ cấu thực sự, thay vì chạy theo lượng như trước thì sẽ chuyển sang chất. Nhưng rồi biến đổi khí hậu, dịch bệnh, hạn hán... khiến thế giới đối mặt với vấn đề an ninh lương thực, chúng ta lại gia tăng tối đa lượng gạo xuất khẩu. Tất nhiên, đây không chỉ là cơ hội thị trường mà còn là cơ hội để VN tham gia hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm. Chỉ là chúng ta hình như đã "ngủ quên trên chiến thắng". Những cảnh báo về giá gạo không thể tăng mãi, phải nâng chất để nâng giá trị thay vì chạy theo số lượng, đa dạng hóa thị trường... đã lắng xuống sau hào quang rực rỡ mà xuất khẩu lúa gạo đạt được.Thực tế cùng thời lên đỉnh của giá gạo, rất nhiều nông sản khác cũng tăng giá kỷ lục dù giảm lượng. Đơn cử như cà phê. Năm 2024 là năm đầu tiên giá trị xuất khẩu cà phê đạt 5,48 tỉ USD với sản lượng 1,32 triệu tấn, giảm 18,8% về khối lượng nhưng tăng 29,11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cũng xảy ra với xuất khẩu hồ tiêu. Năm 2024, VN đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,32 tỉ USD - mốc kim ngạch cao kỷ lục từ trước tới nay. So với năm 2023, lượng tiêu xuất khẩu năm 2024 giảm 5,1%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 45,4%.Lượng giảm thì giá tăng và ngược lại, đó là quy luật của thị trường. Chúng ta đã chứng kiến nhiều mặt hàng lao theo lượng đến mức phải giải cứu tại thị trường trong nước thì ở sân chơi lớn hơn cũng tương tự.Gạo là thực phẩm thiết yếu nên nhu cầu luôn có; còn thị trường thì lúc giá lên, giá xuống cũng không phải là điều gì quá ghê gớm. Quan trọng nhất vẫn là chúng ta không quên chiến lược nâng đẳng cấp hạt gạo Việt trên thị trường thế giới thì ngay cả giảm lượng, giá trị mang lại vẫn tăng. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của missbet. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ missbet.Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu. ️
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) giúp người dùng dễ dàng tạo ra một bài viết hay hình ảnh chỉ với vài dòng lệnh cơ bản. Nhằm giải quyết vấn đề gian lận công sức, một số công cụ được sinh ra với mục đích kiểm tra AI hay con người là tác giả thực sự của những sản phẩm số. Người dùng internet có thể dễ dàng tìm thấy các công cụ như vậy với những từ khóa đơn giản bằng bất kỳ ngôn ngữ nào trên Google. Rất nhiều trong số này cung cấp dịch vụ miễn phí, có thể kiểm tra AI mà không cần đăng ký tài khoản, nhận đánh giá cả văn bản lẫn hình ảnh hoặc tập tin dữ liệu. Tuy nhiên, chính công cụ dễ dàng tìm thấy trên mạng internet này dường như đang tạo ra một hình thức gian lận kết quả mới.Anh Quốc Thắng (TP.HCM) là một trong những nạn nhân của công cụ kiểm tra AI với ngay chính sản phẩm của mình. Người dùng này cho biết sau khi viết một nội dung dài hơn 5.000 chữ để phục vụ cho kế hoạch quảng cáo của doanh nghiệp, phía đối tác từ chối công sức của anh do một trang web cung cấp dịch vụ kiểm tra AI trả về kết quả khẳng định đây là một sản phẩm "được thực hiện bởi AI tới 99,64%".Không đồng ý với kết quả trên, anh Thắng tìm cách chứng minh sản phẩm là sức sáng tạo của mình bằng việc lấy nội dung khác đã xuất bản từ nhiều năm trước đó và đưa vào công cụ kiểm chứng. Kết quả do công cụ kiểm tra AI trên mạng trả về cũng cho thấy AI đã can thiệp rất sâu vào nội dung - điều hoàn toàn vô lý vì trí tuệ nhân tạo tạo sinh có khả năng viết lách như con người mới được công bố rộng rãi từ cuối năm 2022.Tương tự, anh Ngọc Quân - người kiểm duyệt nội dung của một công ty truyền thông tại Hà Nội cũng "gặp khó" để chứng minh các sản phẩm được nhân viên gửi lên là tự sản xuất hay có can thiệp bởi trí tuệ nhân tạo. Việc sử dụng các công cụ trực tuyến miễn phí ban đầu tiện dụng, nhưng anh Quân cho rằng "không thể tin tưởng được" sau vài lần tự kiểm chứng.Anh cho biết bản thân đã tự tạo ra nội dung nhưng khi kiểm tra AI bằng các công cụ khác nhau, dù có sai khác về tỷ lệ % "AI làm" thì kết quả phần lớn vẫn khẳng định đó là sản phẩm viết bởi trí tuệ nhân tạo. "Dường như nếu trong bài viết có sử dụng các đoạn phỏng vấn thì công cụ đánh giá có hành vi viết của con người. Còn lại nếu chỉ là diễn giải, dịch thuật... thì phần lớn sẽ bị 'kết tội' là AI", anh Ngọc Quân nhận xét.Theo thử nghiệm thực tế của Thanh Niên, tính chính xác trong quá trình kiểm tra AI của các công cụ trực tuyến là không đồng nhất và cũng thiếu căn cứ. Cụ thể, khi lấy một bài báo đã đăng vào tháng 9.2019, công cụ kiểm tra khẳng định 89% thông tin được dựng bởi AI. Một bài báo khác vào tháng 10.2020, kết quả là 92% AI. Đây đều là những con số không thể có thật bởi năm 2019 và 2020 chưa có trí tuệ nhân tạo tạo sinh nào có khả năng viết văn bản nhuần nhuyễn xuất hiện trên thị trường.Khi các kết quả đều có "nồng độ AI" cao bất thường, các website cung cấp dịch vụ kiểm tra AI đều kèm theo gợi ý để người dùng "hô biến" những văn bản nhập vào có nhiều chi tiết giống con người tạo ra hơn. Nhưng điều đáng nói là việc thêm và chỉnh sửa chi tiết "cho giống người thực hiện" lại được làm hoàn toàn bằng máy tính và các hệ thống thông minh học theo hành vi của con người (như AI).Bên cạnh đó, để sử dụng dịch vụ này, người dùng sẽ phải đăng ký tài khoản và trả những khoản tiền hàng chục USD tính theo gói số lượng chữ mà họ định sử dụng. Ví dụ, sẽ có gói 5.000 chữ, 10.000 chữ... giống như một tài khoản trả trước, và người dùng sẽ phải nạp thêm nếu dùng hết số lượng chữ được sửa lại. Điều này giống như một hình thức "moi tiền" của người dùng sau khi hù dọa, khiến họ phải tìm cách để xóa dấu vết AI trên sản phẩm ban đầu (dù tự viết hay có hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo).Dù vậy, trong số các công cụ miễn phí vẫn có một số đã đưa ra được kết quả đúng (ở mức tương đối về tỷ lệ % AI) nhiều lần liên tiếp ở các bài thử nghiệm ngẫu nhiên. ️
Tại vòng loại thứ 3 World Cup 2026 khu vực châu Á, đội tuyển Indonesia hiện có 6 điểm tại bảng C, ngang với các đội Ả Rập Xê Út, Bahrain và Trung Quốc, chỉ kém đội nhì bảng là Úc 1 điểm. Indonesia đứng trước cơ hội lớn để giành quyền lọt vào vòng chung kết (VCK) World Cup, nếu họ xếp trên 2 đại gia của bóng đá châu Á gồm Úc và Ả Rập Xê Út để chiếm vị trí nhì bảng đấu này khi kết thúc vòng loại thứ 3. Thành tích hiện có của đội bóng xứ sở vạn đảo đến từ việc họ sở hữu dàn cầu thủ nhập tịch gốc châu Âu (đặc biệt là số cầu thủ sinh ra tại Hà Lan) đông đảo. Với dàn cầu thủ này, Indonesia thậm chí còn gây bất ngờ lớn khi đánh bại Ả Rập Xê Út 2-0, cầm hòa 0-0 với Úc hồi năm ngoái.Ngược lại, đội tuyển U.20 Indonesia lại bị loại rất sớm, chỉ sau 2 trận thua tại vòng đấu bảng giải U.20 châu Á 2025. Giấc mơ giành quyền vào VCK World Cup U.20 trong năm nay của đội bóng trẻ xứ sở vạn đảo cũng chính thức tan thành mây khói sau thất bại này của đội tuyển U.20 Indonesia.Khác biệt nằm ở chỗ, U.20 Indonesia tại giải U.20 châu Á không có cầu thủ nhập tịch. Khi không có cầu thủ gốc nước ngoài trong đội hình, bóng đá xứ sở vạn đảo trở về đúng với trình độ… Đông Nam Á.Đây là thực tế được tờ Suara của Indonesia thốt lên: "U.20 Indonesia nhận những thất bại không thể cứu vãn trước các đội Iran và Uzbekistan. Những thất bại này phản ánh các đại diện của bóng đá Đông Nam Á, trong đó có bóng đá Indonesia vẫn còn khá lạc hậu so với nhóm các đội có trình độ hàng đầu châu Á".Tờ báo này cũng kêu gọi các nền bóng đá ở Đông Nam Á nên có những thay đổi để cải thiện thật nhanh chất lượng, tiến tới việc rút ngắn khoảng cách với các nền bóng đá hàng đầu ở châu lục. Trong số những giải pháp được đề cập, việc sử dụng cầu thủ nhập tịch chỉ là giải pháp nhất thời, không mang tính lâu dài. Vì như đã thấy, mỗi khi không có cầu thủ nhập tịch trong đội hình, bóng đá Indonesia thay đổi đến chóng mặt, gần như trở lại với vạch xuất phát. Giải pháp tối ưu được truyền thông Indonesia đưa ra, đó là tận dụng sự có mặt của cầu thủ nhập tịch để kích thích tính cạnh tranh ở các cầu thủ trong nước, buộc cầu thủ nội cũng phải nỗ lực để nâng chất chính mình. Một khi cầu thủ nội được nâng chất, đến lúc cầu thủ nhập tịch rút đi, cũng là thời điểm mà các cầu thủ thuần nội có thể tự đảm đương vai trò ở các giải quốc tế, tự thân giúp nền bóng đá nước nhà đạt đến chất lượng mới, ngay cả khi không có cầu thủ nhập tịch. Đây cũng là kinh nghiệm nói chung dành cho các nền bóng đá ở Đông Nam Á, Điều mấu chốt để cải thiện chất lượng cầu thủ vẫn là làm tốt khâu đào tạo trẻ. Cầu thủ nhập tịch là chất xúc tác để giúp các cầu thủ nội có động lực cạnh tranh, có định hướng để phấn đấu, chứ cầu thủ nhập tịch không phải là giải pháp lâu dài. Việc đội tuyển U.20 Indonesia được trả lại đúng với trình độ Đông Nam Á khi không có cầu thủ nhập tịch cũng phản ánh cuộc đua đến tấm HCV nội dung bóng đá nam SEA Games 33, sẽ rất sòng phẳng. Khi đó, không có chuyện đội bóng đá nam Indonesia tại SEA Games sẽ mạnh vượt trội so với phần còn lại, vì đội bóng đá nam xứ sở vạn đảo dự đại hội thể thao Đông Nam Á cũng không sử dụng cầu thủ nhập tịch làm nòng cốt. ️